Lost and Stolen Passports, Visas, and Arrival/Departure Records (Form I-94)
DS-260 Immigrant Visa Electronic Application - Frequently Asked Questions (FAQs)
Nonimmigrants in the United States–Applying for Visas in Canada or Mexico
List of U.S. Embassies and Consulates that Process Immigrant Visas
U.S. Government Fact Sheet on Female Genital Mutilation or Cutting (FGM/C)
Presidential Proclamation 9645 and the January 2020 Presidential Proclamation
Electronic Submission of Diversity Visa Lottery Applications
Application Fees for Non-Immigrant Visas to Increase on January 1, 2008
Briefing on Developments in the Iraqi Refugee and Special Immigrant Visa (SIV) Admissions Programs
DHS Proposes Changes to Improve H-2A Temporary Agricultural Worker Program
Update: Biometric Changes for Re-entry Permits and Refugee Travel Documents
With All the Talk about Illegal Immigration, a Look at the Legal Kind
USCIS Releases Preliminary Number of FY 2009 H-1B Cap Filings
USCIS Extends Comment Period for Proposed Change to H-2A Program
17-Month Extension of Optional Practical Training for Certain Highly Skilled Foreign Students
USCIS Revises Filing Instructions for Petition for Alien Relative
USCIS Announces Update for Processing Petitions for Nonimmigrant Victims of Criminal Activity
USCIS to Allow F-1 Students Opportunity to Request Change of Status
USCIS Issues Guidance for Approved Violence against Women Act (VAWA) Self-Petitioners
New York Business Group Seeks Fewer Restrictions on Foreign Worker Visas
DHS Signs Visa Waiver Program Agreements with Slovakia, Hungary and Lithuania
Questions and Answers: USCIS Announces Interim Rule on H-1B Visas
Department of State Announces Diversity Visa Lottery (DV-2010) Registration
President Bush Announces Visa Waiver Program Expansion - VWP travel begins November 17
Nonminister Special Immigrant Religious Worker Program Expiration
MEDIA NOTE: Proposal for Increase of Non-Immigrant Visa Application Fees
Trong thời gian ở Hoa Kỳ, bạn có quyền:
Hãy truy cập migrantworker.gov để tìm hiểu thêm về các quyền lợi này.
NẾU BẠN CẢM THẤY KHÔNG AN TOÀN HOẶC BỊ NGƯỢC ĐÃI, VUI LÒNG GỌI ĐƯỜNG DÂY NÓNG CHỐNG NẠN BUÔN NGƯỜI QUỐC GIA THEO SỐ 1-888-373-7888 (TRONG LÃNH THỔ HOA KỲ), GỬI TIN NHẮN VỚI NỘI DUNG “HELP” TỚI 233733 (TRONG LÃNH THỔ HOA KỲ), HOẶC TRUY CẬP HUMANTRAFFICKINGHOTLINE.ORG ĐỂ ĐƯỢC TRỢ GIÚP.
TẤT CẢ CUỘC GỌI ĐỀU ẨN DANH, BẢO MẬT VÀ AN TOÀN, BẤT KỂ TÌNH TRẠNG NHẬP CƯ CỦA BẠN. CÁC CHUYÊN VIÊN ĐƯỢC ĐÀO TẠO VÀ CÓ KHẢ NĂNG GIAO TIẾP VỚI HƠN 200 NGÔN NGỮ KHÁC NHAU LUÔN SẴN SÀNG GIÚP ĐỠ BẠN. VUI LÒNG TÌM HIỂU THÊM TẠI TRANG HUMANTRAFFICKINGHOTLINE.ORG.
Nếu bạn gặp tình huống nguy hiểm khẩn cấp khi ở Hoa Kỳ, hãy gọi 911 để gặp cảnh sát. Thông báo với họ về tình trạng khẩn cấp của bạn, nơi bạn đang ở và số điện thoại mà bạn đang dùng. Các thông dịch viên sẵn sàng giúp đỡ bạn khi cần.
Nếu bạn nộp đơn xin thị thực A-3, G-5, H, J, NATO-7, TN, hoặc B-1 dành cho người giúp việc nhà, bạn sẽ nhận được cuốn cẩm nang này:
Viên chức lãnh sự Hoa Kỳ muốn giúp bạn hiểu về các quyền của bạn tại Hoa Kỳ và sẵn sàng trả l ời bất kỳ câu hỏi nào của bạn.
Bạn cũng có thể nhận trợ giúp từ lãnh sự quán nước của bạn tại Hoa Kỳ thông qua Chương trình Đối tác Lãnh sự (CPP) của Bộ Lao động Hoa Kỳ. Thông qua CPP, lãnh sự quán của bạn có thể hỗ trợ bạn, giúp bạn tìm kiếm các nguồn trợ giúp và hỗ trợ bạn nộp khiếu nại nếu bạn tin rằng các quyền của mình đã bị vi phạm. Muốn biết danh sách các quốc gia có chương trình CPP, hãy vào trang: www.dol.gov\\general\\migrantworker\\support.
Chủ lao động không được phép sa thải, ngược đãi, hoặc từ chối chi trả lương cho bạn khi bạn thực hiện các quyền của mình.
Nếu như bạn có thắc mắc hoặc quan ngại về mức lương hoặc tiền lương của mình, bạn có thể gọi 1-866-487-9243 hoặc tìm đến Văn phòng Cơ quan Lương bổng tại địa phương: www.dol.gov/agencies/whd/contact/local-offices.
Tham khảo mức lương tối thiểu tại trang www.dol.gov/whd/minimumwage.htm.
2. Làm việc trong một môi trường an toàn và lành mạnh:
Môi trường làm việc an toàn: Chủ lao động phải đảm bảo môi trường làm việc của bạn an toàn và lành mạnh.
Đào tạo: Chủ lao động phải cung cấp cho bạn những thông tin cũng như khóa đào tạo về các mối nguy hiểm, cách phòng tránh tai nạn, và các tiêu chuẩn an toàn sức khỏe tại nơi làm việc. Các khóa đào tạo này phải được thực hiện bằng ngôn ngữ mà bạn có thể hiểu.
Thiết bị bảo hộ: Bạn có quyền được nhận các thiết bị bảo hộ lao động như găng tay, đai an toàn và dây cứu sinh để bảo vệ khỏi nguy cơ té ngã. Và chủ lao động phải hướng dẫn bạn cách sử dụng đúng các trang thiết bị này.
Báo cáo về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp liên quan đến công việc: Bạn có quyền báo cáo về một chấn thương hoặc bệnh tật liên quan đến công việc, đồng thời có thể xem và yêu cầu bản sao hồ sơ y tế từ chủ lao động.
Nộp đơn khiếu nại về an toàn và sức khỏe: Nếu bạn cho rằng môi trường làm việc không an toàn hoặc gây hại cho sức khỏe, bạn (hoặc người đại diện của bạn) có thể nộp đơn khiếu nại ẩn danh với Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (OSHA). Nếu có thể, bạn nên đi cùng một đồng nghiệp để làm nhân chứng khi bạn báo cáo với chủ lao động về các mối nguy và bạn cũng có thể chia sẻ khiếu nại của bằng cách gửi tin nhắn hoặc email để có bằng chứng bằng văn bản. Ngoài ra, bạn cũng có thể trao đổi riêng với thanh tra của Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp, cũng như xem kết quả kiểm tra hoặc thử nghiệm về các mối nguy hại trong khu vực làm việc.
Bảo vệ khỏi sự trả thù: Bạn có quyền lên tiếng về các mối nguy hiểm tại nơi làm việc. Bạn có quyền nộp đơn khiếu nại với Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (OSHA) nếu bạn tin rằng chủ lao động trừng phạt bạn vì đã nêu ra lo ngại về các rủi ro an toàn và sức khỏe. Nếu bạn tin rằng mình bị chủ lao động trừng phạt vì nêu lên mối lo ngại về an toàn và sức khỏe, hãy nộp khiếu nại trong vòng 30 ngày kể từ ngày bạn cho là bị trừng phạt. Vui lòng xem thêm thông tin tại www.whistleblowers.gov.
Để biết thêm thông tin về quyền của người lao động được OSHA giám sát, hãy vào trang: www.osha.gov/workers
Chăm sóc y tế: Bạn có quyền tự đi khám bác sĩ hoặc y tá nếu cần. Nếu bạn bị thương hoặc mắc bệnh do làm việc, chủ lao động phải chi trả chi phí y tế và một phần tiền lương bạn không nhận được do tạm ngưng lao động. Hãy yêu cầu bản sao hồ sơ y tế từ bác sĩ, phòng khám hoặc bệnh viện. Trong hầu hết trường hợp, bạn có thể nộp đơn yêu cầu trợ cấp lao động tại tiểu bang nơi bạn làm việc. Đây là khoản tiền thanh toán dành cho người lao động bị chấn thương hoặc mắc bệnh liên quan đến công việc. Bạn có thể tìm văn phòng bồi thường trợ cấp lao động địa phương tại: https://www.dol.gov/agencies/owcp.
Chỗ ở: Nếu chủ lao động cung cấp chỗ ở cho bạn, nó phải sạch sẽ và an toàn. Bạn phải được phép tự do rời khỏi nơi ở.
Nhà vệ sinh: Nhà vệ sinh phải sạch sẽ và dễ tiếp cận. Chủ lao động phải cho phép bạn sử dụng nhà vệ sinh bất cứ khi nào bạn cần và phải có các chỗ rửa tay với đầy đủ nước, xà phòng hoặc các chất làm sạch tương tự để vệ sinh cá nhân.
Nước uống: Bạn có quyền nhận nước uống sạch miễn phí từ chủ lao động.
Nhiệt độ: Chủ lao động do Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (OSHA) quản lý phải có trách nhiệm bảo vệ bạn khỏi điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt và nên có chương trình phòng chống bệnh do nhiệt.
Nếu như bạn làm việc trực tiếp hoặc gần thuốc trừ sâu hoặc hóa chất nguy hiểm, chủ lao động phải có trách nhiệm:
Nếu bạn cho rằng công việc của mình không an toàn và bạn muốn có một cuộc kiểm tra hoặc tìm hiểu thêm thông tin về các quyền lợi của mình, hãy gọi 1-866-4-USA-DOL hoặc truy câp trang web của Bộ Lao động Hoa Kỳ (dol.gov hoặc migrantworker.gov).
Nếu bạn là người lao động diện H-2A có thắc mắc hoặc quan ngại về sức khỏe và sự an toàn tại nơi làm việc, chỗ ở hoặc phương tiện đi lại, hãy gọi 1-866-487-9243 hoặc đến văn phòng địa phương của Cơ quan Lương bổng theo địa chỉ có thể tìm tại: www.dol.gov/agencies/whd/contact/local-offices.
Trong hầu hết các trường hợp, bạn có quyền:
Bất kể tình trạng nhập cư của bạn là gì, bạn có thể liên hệ với Đường dây nóng chống Nạn buôn người Quốc gia nếu bạn nghĩ rằng bạn là nạn nhân của nạn buôn người theo số 1-888-373-7888 để được trợ giúp hoặc liên hệ Ủy ban Quan hệ Lao động Quốc gia theo số 1-844-762-6572 và yêu cầu nói chuyện với Điều phối viên Nhập cư Khu vực.
Để biết thêm các nguồn trợ giúp người lao động và đầu mối liên hệ trong chính phủ Hoa Kỳ nếu bạn có các quan ngại cụ thể, hãy truy cập trang: MigrantWorker.gov/TrabajadorMigrante.gov.
Nếu bạn tin rằng các quyền của mình đã bị vi phạm, hãy báo cho Đường dây nóng chống Nạn buôn người Quốc gia theo số 1-888-373-7888 (trong lãnh thổ Hoa Kỳ) hoặc vào một trong các trang mạng được liệt kê ở cuối cẩm nang này. Nếu bạn không nói được tiếng Anh, hãy yêu cầu có thông dịch viên.
Chủ lao động phải cung cấp cho bạn một hợp đồng làm việc phù hợp với luật pháp Hoa Kỳ, trong đó hợp đồng phải thỏa mãn các yêu cầu như:
Hãy đảm bảo bạn hiểu rõ hợp đồng và được cung cấp một bản sao. Đừng ký hợp đồng nếu bạn không hiểu nội dung.
Tối thiểu, hợp đồng phải bao gồm:
Chủ lao động của bạn phải:
Nếu bạn là lao động có thị thực loại H-2A hoặc H-2B và có thắc mắc hoặc quan ngại về các quyền lợi của mình, hãy gọi 1-866-487-9243 hoặc đến văn phòng địa phương của Cơ quan Lương bổng theo địa chỉ có thể tìm tại: www.dol.gov/agencies/whd/contact/local-offices.
Chủ lao động phải:
Chủ lao động phải:
Người bảo lãnh phải giúp bạn tìm việc sau một tuần tìm việc ở Hoa Kỳ nếu bạn đến từ một quốc gia miễn thị thực và chưa có việc làm. Người bảo lãnh cũng phải trợ giúp một cách hợp lý cho tất cả những ai tham gia chương trình Làm việc và Du lịch Hè muốn đổi việc trong lúc chương trình diễn ra. Người bảo lãnh phải đánh giá và xác nhận các vị trí công việc ban đầu và tất cả vị trí công việc khác của tất cả những người tham gia chương trình Làm việc và Du lịch hè trước khi họ bắt đầu làm việc theo quy định của chương trình.
Người bảo lãnh phải cung cấp cho bạn Kế hoạch Bố trí Học việc/Thực tập (Mẫu đơn DS-7002) gồm văn bản thể hiện rõ các khoản thu nhập bạn được nhận và tóm tắt các mục tiêu đào tạo của chương trình. Bạn phải được làm việc ít nhất 32 giờ mỗi tuần.
Người bảo lãnh phải cung cấp cho bạn văn bản về các chi phí, lệ phí bạn sẽ phải trả và ước tính chi phí sinh hoạt ở Hoa Kỳ.
Người bảo lãnh phải đảm bảo bạn có bảo hiểm y tế, sơ tán và hồi hương, nhưng họ không nhất thiết phải là người cung cấp hoặc chi trả cho bảo hiểm đó.
Gia đình chủ nhà phải giúp bạn đăng ký và nhập học tại một cơ sở giáo dục sau trung học và trả tới 500 đô la Mỹ chi phí cho các lớp học đó. Nếu bạn là người tham gia chương trình EduCare, gia đình chủ nhà phải trả tới 1,000 đô la Mỹ chi phí cho các lớp học này.
Bạn không phải làm việc quá 10 giờ mỗi ngày hoặc 45 giờ mỗi tuần. Nếu bạn là người tham gia chương trình EduCare, bạn không phải làm việc quá 10 giờ mỗi ngày hoặc 30 giờ mỗi tuần.
Người cố vấn tại địa phương của chương trình phải liên hệ với bạn hàng tháng và thường xuyên kiểm tra với gia đình chủ nhà.
Thị thực không định cư là loại giấy tờ của chính phủ Hoa Kỳ cho phép mọi người xin nhập cảnh Hoa Kỳ vì những lý do cụ thể, như làm việc, học tập hoặc tham gia một chương trình trao đổi văn hóa. Bạn cần nộp đơn xin thị thực tại đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Hoa Kỳ ở nước ngoài (Lưu ý: Công dân Canada nộp đơn xin nhập cảnh J-1 tại cửa khẩu nhập cảnh). Sau khi nhận thị thực visa, bạn có thể đến Hoa Kỳ và xuất trình cho viên chức xuất nhập cảnh Hoa Kỳ ("viên chức CBP") để nhập cảnh. Nếu thị thực của bạn hết hạn, bạn cần phải xin thị thực mới trước khi trở lại Hoa Kỳ. Để biết thêm chi tiết về quy trình xin thị thực và thị thực của bạn, truy cập trang: usvisas.state.gov.
Khi viên chức xuất nhập cảnh Hoa Kỳ cho phép bạn nhập cảnh vào Hoa Kỳ, mẫu đơn I-94 điện tử sẽ được tạo (đôi khi có thể bằng giấy). Mẫu đơn I-94 sẽ thể hiện ngày nhập cảnh, loại thị thực và ngày bạn phải xuất cảnh khỏi Hoa Kỳ. Bạn phải xuất cảnh khỏi Hoa Kỳ trước ngày ghi trong mục "admit until" (nhập cảnh tới ngày) thì mới được coi là hợp pháp, trừ khi bạn nộp đơn xin gia hạn lưu trú với Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS). Bạn có thể theo dõi hồ sơ I-94 của mình tại: https://i94.cbp.dhs.gov.
Buôn người, còn được gọi là buôn lậu người, là một tội nghiêm trọng khi thủ phạm sử dụng vũ lực, lừa đảo hoặc cưỡng bức để buộc người khác cung cấp lao động hoặc dịch vụ, hoặc tham gia vào hành vi bán dâm. Nếu bất kỳ người nào dưới 18 tuổi liên quan đến hành vi bán dâm, thì đây được coi là buôn người, dù thủ phạm không sử dụng vũ lực, lừa đảo hoặc cưỡng bức. Hành vi bán dâm là việc trao đổi bất cứ thứ gì có giá trị (như chỗ ở, sự bảo vệ, thực phẩm, tiền bạc) để đổi lấy tình dục.
Đường dây nóng chống Nạn buôn người Quốc gia có thể giúp giới thiệu các dịch vụ cần thiết và hỗ trợ tại địa phương. Liên hệ với Đường dây nóng chống Nạn buôn người Quốc gia theo số 1-888-373-7888 nếu bạn hoặc bạn biết ai đó có thể đang gặp phải một hoặc nhiều điều sau đây:
Không ai có thể đe dọa, gây sợ hãi và các hình thức đe dọa khác để khiến bạn hoặc người nào đó quá sợ hãi đến mức không dám rời đi. Ví dụ bao gồm:
Không ai có thể bắt bạn thực hiện hoặc tiếp tục cung cấp sức lao động, dịch vụ hoặc bán dâm, hoặc ngăn bạn rời đi. Không ai được thao túng khoản nợ của bạn, khiến bạn khó trả nợ hơn hoặc khiến bạn nghĩ rằng mình phải tiếp tục lao động cho đến khi trả hết nợ.
Ví dụ bao gồm:
Không ai được ngăn bạn hoặc người khác rời đi, lên tiếng hoặc nhận trợ giúp. Ví dụ như nói rằng bạn không thể rời khỏi nơi làm việc hoặc giới hạn những nơi bạn có thể lui tới khi không làm việc.
Những kẻ buôn người và những người giúp đỡ họ có thể yêu cầu bạn cung cấp sức lao động, dịch vụ hoặc bán dâm để trả nợ. Trong một số trường hợp, khoản nợ được tạo ra và áp đặt bởi kẻ buôn người. Việc sử dụng khoản nợ để ép buộc bạn tiếp tục cung cấp sức lao động, dịch vụ hoặc bán dâm, hoặc ngăn cản bạn rời đi là bất hợp pháp. Những kẻ buôn người có thể thao túng khoản nợ của bạn để khiến bạn khó trả hơn và có thể khiến bạn cảm thấy rằng bạn phải phục vụ kẻ buôn người đến khi trả hết nợ. Ví dụ về việc thao túng khoản nợ:
Không ai được nói dối hoặc lừa gạt bạn để bắt bạn làm việc hoặc thực hiện hành vi bán dâm.
Ví dụ về lời nói dối và lừa gạt:
Có các chương trình để bảo vệ những người báo cáo việc bị lạm dụng hoặc ngược đãi. Các chương trình này có thể cho phép bạn ở lại Hoa Kỳ ngay cả khi bạn rời khỏi chủ lao động của mình. Bạn không nên sợ hãi khi tìm sự trợ giúp, ngay cả khi bạn lo lắng về tình trạng nhập cư của mình. Hãy gọi cho Đường dây nóng chống Nạn buôn người Quốc gia theo số 1-888-373-7888 để hiểu rõ các sự lựa chọn mà bạn có. Đường dây nóng chống Nạn buôn người Quốc gia không do Chính phủ hoặc các cơ quan hành pháp của Hoa Kỳ điều hành.
Nguồn thông tin của USCIS về nạn buôn người:
Tùy theo thời hạn bạn ở tại Hoa Kỳ, bạn có thể được yêu cầu phải có bảo hiểm y tế. Bạn cũng có thể đủ điều kiện để xin trợ cấp để giảm bớt chi phí bảo hiểm này.
Trước khi đến Hoa Kỳ, hãy xin lời khuyên từ các tổ chức lao động nhập cư hoặc người từng là lao động nhập cư. Họ có thể cung cấp cho bạn tên hoặc số điện thoại của những cá nhân hoặc tổ chức mà bạn có thể liên hệ khi gặp vấn đề hoặc có câu hỏi trong thời gian bạn ở Hoa Kỳ.
Tư vấn pháp lý của chủ lao động, nhà thầu hoặc nhà tuyển dụng có thể mang tính thiên vị. Hãy tìm một luật sư độc lập để được tư vấn.
Chủ lao động của bạn phải trả lương cho bạn đúng hạn. Ở Hoa Kỳ, nhân viên được trả lương mỗi hai tuần một lần, mặc dù lịch trả lương của bạn có thể khác so với trong hợp đồng lao động.
Lưu giữ một cách chi tiết về bất kỳ nhận xét và/hoặc hành động không đúng mực nào mà chủ lao động thực hiện với bạn và ghi lại tên cũng như số điện thoại của bất kỳ nhân chứng nào.
Khi bạn đến Hoa Kỳ, bảo quản hộ chiếu và các giấy tờ thông hành ở một nơi an toàn mà bạn có thể truy lục bất kỳ lúc nào. Việc chủ lao động lấy hộ chiếu của bạn là bất hợp pháp.
Bạn nên lưu giữ các văn bản về tất cả thời gian bạn làm việc. Dùng một sổ tay và ghi lại tất cả các ngày và giờ bạn đã làm việc, số tiền bạn được trả, ngày bạn được trả lương, tất cả các khoản khấu trừ từ tiền lương và lý do của những khoản khấu trừ đó.
This pamphlet was created pursuant to section 202 of the William Wilberforce
Trafficking Victims Protection Reauthorization Act of 2008, Public Law 110-457.
Lost and Stolen Passports, Visas, and Arrival/Departure Records (Form I-94)
Nonimmigrants in the United States–Applying for Visas in Canada or Mexico
List of U.S. Embassies and Consulates that Process Immigrant Visas
U.S. Government Fact Sheet on Female Genital Mutilation or Cutting (FGM/C)
Wilberforce Guidance - Rights and Protections for Temporary Workers
Rights and Protections for Temporary Workers - Brazilian Portuguese
You are about to leave travel.state.gov for an external website that is not maintained by the U.S. Department of State.
Links to external websites are provided as a convenience and should not be construed as an endorsement by the U.S. Department of State of the views or products contained therein. If you wish to remain on travel.state.gov, click the "cancel" message.
You are about to visit: